Thiết kế hệ thống cấp thoát nước đạt chuẩn, an toàn và đúng kỹ thuật là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các chủ đầu tư khi xây dựng và hoàn thiện dự án. Vậy nên, nếu bạn đang tìm kiếm quy trình thiết kế hệ thống nước đúng chuẩn, đừng vội bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong nội dung bài viết dưới đây.
Table of Contents
Quy trình thiết kế hệ thống cấp thoát nước chi tiết nhất
Bất kỳ hệ thống cấp thoát nước nào khi thiết kế và xây dựng đều sẽ cần tuân theo một quy chuẩn nhất định, đảm bảo đúng kỹ thuật và an toàn tối ưu khi sử dụng.
Bước 1: Dự tính nhu cầu dùng nước
Trước tiên, để thiết kế hệ thống cấp thoát nước phù hợp, bạn sẽ cần xác định được nhu cầu sử dụng nước thực tế của công trình. Công thức tính cụ thể như sau:
Qngđ = Nqn/1000 (m3/ngđ)
Q: Tiêu chuẩn dùng nước (l/s)
N: Số người sử dụng nước trong công trình.
Dự tính nhu cầu sử dụng nước thực tế tại công trình
Bước 2: Tính toán đường ống cấp thoát nước vào bể chứa
Dựa theo lưu lượng nước sử dụng thực tế, bạn có thể dễ dàng tính toán thi công lắp đặt đường ống cấp thoát nước vào bể chứa với công thức đơn giản sau:
Qmin ≤ Qtt ≤ Qmax
Qmin: Lưu lượng giới hạn nhỏ nhất (từ 6 – 8% lưu lương trung bình).
Qtt: Lưu lượng tính toán thực tế.
Qmax: Lưu lượng giới hạn lớn nhất (từ 45 – 50% lưu lượng phổ biến trên đồng hồ)
Bước 3: Tính toán bể chứa nước ngầm và bể chứa nước mái
Tính toán chuẩn xác dung tích bể chứa cũng là công đoạn rất quan trọng, đảm bảo hoạt động của thiết kế hệ thống cấp thoát nước một cách tối ưu nhất. Theo đó, dung tích bể chứa sẽ được tính toán theo công thức cơ bản sau:
1. Bể chứa nước ngầm
VBC = WBC + WCC (Đơn vị tính: m3)
WCC: Dung tích nước chữa cháy trong bể chứa.
WBC: Dung tích cân bằng lượng nước sinh hoạt trong bể chứa.
Trong đó, WBC = Qngđ x n
- Qngđ: Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt hàng ngày của công trình (m3)
- n: Số lần đóng mở máy bơm trong ngày
Cách tính dung tích bể chứa nước ngầm
2. Bể chứa nước mái
Vkét = k x (Wkét + Wcc)
Vkét: Dung tích cân bằng của két nước mái khi bơm tay.
K: Hệ số dự trữ két ở bể chứa nước mái (K = 1 – 1.5)
Wcc: Lưu lượng nước chữa cháy vận hành bằng tay trong 10 phút và 5 phút khi vận hành hệ thống tự động.
Bước 4: Tính toán bơm nước lên mái cho hệ thống cấp nước trong nhà
Công thức tính toán cột bơm áp:
Hb = hhh + hdd + hcb + htd + hdp (m)
hhh: Chiều cao hình học giữa mực nước thấp nhất trong bể chứa nước ngầm và mực nước cao nhất trong két nước mái.
hb: Áp lực nước tổn thất qua máy bơm (2m)
hdd: Áp lực tổn thất dọc đường trên trường ống hút và ống đẩy của máy bơm.
hcb: Áp lực tổn thất cục bộ trên đường ống hút và ống đẩy của máy bơm (hcb = 30%hdd).
htd: Áp lực tự do tại vị trí đầu ra của ống đẩy (2m)
hdp: Áp lực dự phòng (3m)
Bước 5: Tính toán bơm tăng áp hệ thống cấp nước sinh hoạt
HBP = hb + hdd + hcb + htd + hdh + hdp
hb: Áp lực nước tổn thất qua máy bơm (2m)
hdd: Áp lực tổn thất dọc đường trên trường ống hút và ống đẩy của máy bơm.
hcb: Áp lực tổn thất cục bộ trên đường ống hút và ống đẩy của máy bơm (hcb = 30%hdd).
htd: Áp lực tự do tại vị trí đầu ra của ống đẩy (2m)
hdp: Áp lực dự phòng (3 – 5m)
hdh: Áp lực tổn thất qua đồng hồ đo nước – hdh = Sq2
- S: Sức cản đồng hồ
- q: Lưu lượng nước tính toán tại vị trí bất lợi nhất
Cách tính bơm tăng áp hệ thống cấp nước sinh hoạt
Bước 6: Tính toán thủy lực cho mạng lưới đường ống cấp thoát nước khu đô thị
Tùy theo từng vị trí, vận tốc thủy lực cho mạng lưới thiết kế hệ thống cấp thoát nước trong khu đô thị nhà cao tầng sẽ có sự điều chỉnh khác nhau. Cụ thể như sau:
– Trục đứng cấp nước chính: V = 1.5 – 2 m/s
– Ống cấp nước nhánh: V ≤ 2.5 m/s
Những lưu ý quan trọng khi thiết kế hệ thống cấp thoát nước
Các điểm cần lưu ý dưới đây khi thiết kế đường ống cấp thoát nước sẽ giúp hệ thống đảm bảo an toàn và hiệu suất hoạt động tốt nhất:
– Đảm bảo áp lực tối thiểu và tối đa trong hệ thống: Nếu áp lực quá cao, bạn nên sử dụng van giảm áp để giảm áp lực. Ngược lại, nếu áp lực quá thấp, bạn hãy sử dụng máy bơm tăng áp để gia tăng áp lực chuẩn.
– Lắp đặt đồng hồ đo áp lực tại vị trí đầu đẩy và đầu hút để dễ dàng kiểm tra và điều chỉnh áp lực trong ống đẩy và ống hút.
– Hãy chú ý đến độ dốc của đường ống thoát nước, đảm bảo độ dốc lý tưởng để dòng chảy có thể mang theo chất thải rắn, cũng như vét sạch mảng bám trên thành ống.
– Thiết kế các khu vực thông tắc, thông sàn với khoảng cách phù hợp để dễ dàng xử lý các lỗi hư hỏng, tắc nghẽn đường ống khi có sự cố phát sinh.
Như vậy, trên đây là hướng dẫn thiết kế hệ thống cấp thoát nước tiêu chuẩn, an toàn với hiệu suất hoạt động tối ưu mà Hải Minh muốn chia sẻ đến bạn. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, hoặc có nhu cầu tìm mua ống nhựa cấp thoát nước uy tín, chất lượng cao, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẢI MINH:
- Hotline: 0903 231 888 – (024) 6292 0121
- Email: haiminhpipe@gmail.com
- Website: https://haiminhcorp.com.vn/
- Địa chỉ: Số 6/3 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, Hà Nội
- Nhà máy SX: Đường A5, Khu công nghiệp Phố Nối A, Văn Lâm, Hưng Yên